SEO Google & 6 lỗi thông thường mà bạn có thể mắc phải

Digital Marketing

Cập nhật:

8.12.2021 12:39 PM

by

Trần Thanh Mỹ Hân

SEO Google & 6 lỗi thông thường mà bạn có thể mắc phải
scroll down.svgscroll down.svg

SEO Google không hiệu quả và đâu là nguyên nhân?

SEO Google luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả những ai làm trong lĩnh vực Digital Marketing. Markdao đã nhiều lần đề cập về sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google, vì thế SEO Google đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong các chiến lược Marketing tổng thể, vì những lợi ích to lớn mà nó có thể đem lại cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải digital marketers nào cũng có thể thành công, vì họ vô tình mắc những lỗi nhỏ mà chính bản thân họ cũng không biết. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau điểm qua 6 lỗi thông thường có thể mắc phải khi thực hiện chiến dịch SEO và cách để tránh xa những lỗi này nhé!

#1 Tốc độ load website quá chậm khiến SEO Google của bạn không hiệu quả

Tốc độ load website quá chậm khiến SEO Google của bạn không hiệu quả

Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng mà rất nhiều người bỏ qua. Theo nghiên cứu, nếu website của bạn được tải trang nhanh, không những làm hài lòng trải nghiệm người dùng, mà đặc biệt hơn nữa là được đánh giá cao bởi Google. Nhưng làm sao để kiểm tra được tốc độ load trang khi tối ưu SEO Google? Google có cung cấp đến người dùng một công cụ hữu ích giúp kiểm tra tốc độ tải trang: Google Pagespeed Insights. Công cụ này không chỉ cho bạn biết tốc độ tải hiện tại của website là bao nhiêu mà còn cho bạn thấy được một cách tổng quan những khía cạnh mà bạn cần xem lại để cải thiện tốc độ.

Hình ảnh cũng góp phần làm chậm tốc độ tải trang của bạn, đó là những hình ảnh có kích thước lớn, mà kích thước ảnh càng lớn thì càng tốn nhiều thời gian hơn để tải hơn. Do đó bạn đừng quên resize hình ảnh ở mức độ chuẩn để cải thiện tốc độ tải trang của mình.

Một mẹo khác nữa là bạn hãy bật lưu bộ nhớ cache trình duyệt và bật nén gzip. Cả hai phương pháp này sẽ giúp bạn tăng tốc độ load trang. Bộ nhớ cache trình duyệt là gì? Khi bạn truy cập vào một website thì trình duyệt web mà bạn sử dụng buộc phải tải và lưu toàn bộ thông tin từ website ấy để phân tích sau đó hiển thị. Cứ mỗi lần bạn truy cập vào website ấy, trình duyệt đều phải lặp lại liên tục hoạt động này, do đó bộ nhớ cache hay còn gọi là Browse Caching sẽ giúp bạn lưu toàn bộ thông tin của website để những lần truy cập sau, trình duyệt chỉ cần lấy thông tin đã lưu để hiển thị. Như vậy tốc độ tải trang hoàn toàn có thể được cải thiện.Tại sao bạn được khuyến khích bật nén Gzip? Trong khi làm SEO Google, bạn sẽ tự nhận thấy điều này, đó là trên website luôn phải tồn tại những thành phần tĩnh như HTML, Javascript hay CMS… và nếu không bật nén Gzip, máy chủ sẽ tốn khá nhiều thời gian tải những thành phần tĩnh này rồi mới tải đến và hiển thị những thông tin mà bạn cần.

#2 Chọn sai từ khoá khi tối ưu SEO Google

Nếu bạn muốn SEO Google hiệu quả, trước hết bạn phải đảm bảo rằng bạn đang sử dụng đúng từ khóa cho mỗi trang. Một trong những sai lầm lớn nhất thường gặp là chủ sở hữu trang web đang tối ưu hóa cho các từ khóa quá chung chung. Ví dụ: nếu bạn là một doanh nghiệp cho thuê xe tương đối nhỏ, thì bạn không nên bắt đầu bằng những từ khoá chung hay còn gọi từ khoá short tail như "cho thuê xe",... vì lúc này đã có hàng trăm doanh nghiệp khác, thậm chí là những doanh nghiệp cho xe thuê lớn đã tối ưu từ khoá này, có thể gây cho bạn nhiều khó khăn trong cạnh tranh. Vì thế hãy chi tiết hoá những từ khoá ấy (long-tail keywords) như “cho thuê xe giá rẻ TPHCM", "cho thuê xe quận 2"...

Thực tế thì những từ khoá dài, chi tiết sẽ có lượt tìm kiếm ít hơn so với những từ khoá ngắn. Nhưng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu đầu tư tối ưu vào các từ khoá dài, thì cơ hội được xếp hạng trên Google là tương đối cao hơn so với những từ khoá chung chung. Trong một website, ở các trang khác nhau bạn có thể tối ưu các từ khoá dài khác nhau, sự cùng lúc tối ưu các từ khoá dài này sẽ tăng cơ hội có nhiều lượt truy cập vào website của bạn hơn thay vì cứ tập trung vào một từ khoá chính chung chung duy nhất, điều đó chẳng thể giúp website bạn lọt vào trang nhất của Google đâu.

#3 SEO Google và thất bại khi lôi kéo người dùng vào trang web

Metadata là toàn bộ những gì được Google hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm này khi bạn search một từ khoá nào đó. Nó gồm các meta title và meta description. Meta title hay tiêu đề trang được đánh giá là yếu tố hàng đầu để Google quyết định thứ hạng của bạn. Vì vậy bạn phải đảm bảo tối ưu chính xác các tiêu đề của mỗi trang, chèn mỗi từ khoá liên quan vào từng tiêu đề và đừng quên lưu ý số ký tự thích hợp cho mỗi tiêu đề. Nếu meta title của bạn quá dài, người dùng Internet sẽ không thể đọc hết chúng trong trang kết quả hoặc tệ hơn Google sẽ bỏ qua trang web của bạn.

Trong SEO Google, meta description hay thẻ mô tả trang web nằm bên dưới những meta title không được xem là yếu tố để xếp hạng nhưng nó đóng góp vào tỷ lệ truy cập vào trang của bạn (CTR - Click through rate). Từ trang kết quả Google, meta description sẽ giúp cho người dùng Internet biết được trang web của bạn đang đề cập nội dung thông tin gì, có đáp ứng được câu trả lời cho thắc của họ không. Nếu bạn tối ưu tốt meta description bằng các thông tin được trích xuất ngắn gọn, rõ ràng, thì khả năng click vào trang web của bạn là cao, từ đó tỷ lệ CTR sẽ cải thiện.

#4 Không sáng tạo nội dung chất lượng không tối ưu tốt SEO Google

Không ngừng cập nhật các nội dung chất lượng, chuẩn SEO Google là hoạt động thiết yếu để được Google đánh giá cao, nhưng có khá nhiều website chưa làm tốt việc này. Khi thực hiện SEO Google, bạn cần lưu ý đảm bảo nội dung chất lượng không những cho các bài blog được đăng tải hàng ngày, mà còn là nội dung trong mỗi trang web - tối thiểu có 300 từ. Nếu mỗi trang web của bạn chỉ vọn vẹn vài ba dòng thông tin, thì Google sẽ không thể đánh giá bạn là chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang hoạt động và cho rằng trang web của bạn không phải là kết quả tốt nhất phù hợp với truy vấn tìm kiếm.

Tuy nhiên, cần ghi nhớ rằng nội dung bạn sản xuất không hướng đến các robot của Google đọc, mà chính là người dùng Internet. Google chỉ có nhiệm vụ sắp xếp các thông tin được đăng tải và trả ra kết quả phù hợp nhất có thể cho mỗi lần truy vấn tìm kiếm. Vì thế, nếu nội dung của bạn chất lượng, thu hút người dùng vào đọc và giữ chân người dùng lâu thì "lọt vào mắt xanh" của Google là hoàn toàn có thể.

Không sáng tạo nội dung chất lượng không tối ưu tốt SEO Google

Trong SEO Google, viết nội dung chất lượng có nghĩa là nội dung được viết bởi chính bạn, tránh tuyệt đối copy 100% từ các nguồn khác trên Internet. Nếu bạn đã từng biết đến các thuật toán của Google thì nên tránh việc này, hoặc chưa thì bạn có thể biết thêm thông tin về những thuật toán của Google thông qua bài viết tại đây để hiểu copy nội dung sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Thêm vào đó, bạn cũng phải ngừng ngay việc chèn quá nhiều từ khoá vào trong bài viết, vì như đã đề cập người dùng Internet sẽ đọc các nội dung của bạn chứ không phải Google, nếu đọc bài viết chèn quá nhiều từ khoá sẽ khiến người đọc cảm thấy khó chịu và thoát khỏi trang web của bạn bất kỳ lúc nào.

#5 Không có nút hành động (call-to-action button)

SEO Google: Không có nút hành động

Khi có người truy cập vào trang web của bạn, thì điều bạn nên làm là giữ chân họ lại càng lâu càng tốt trong website. Điều này không những đem lại những kết quả tốt cho SEO Google, mà còn cho việc kinh doanh của bạn. Vì nếu họ ở lâu, đọc các nội dung của bạn, họ sẽ có thể hứng thú với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Và nếu họ muốn mua hàng hoặc đặt hàng ngay lập tức thì lúc này các nút hành động là một trong những giải pháp tuyệt vời. Nút hành động không cần điều gì quá phức tạp, hoặc bạn có thể tạo nút mua sản phẩm hoặc nút đăng ký để nhận Newsletter hàng tuần.

Bạn cần đảm bảo mỗi trang nên có một nút hành động, để thể hiện rõ ràng mục tiêu của trang. Không nên có quá nhiều nút kêu gọi hành động trong một trang vì sẽ khiến khách hàng không hiểu đâu mới là mục đích chính bạn cần khách hàng đi tới. Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ và lựa chọn chính xác mục đích cho mỗi trang trong website của bạn khi tối ưu SEO Google. Ngoài ra cũng cần ghi nhớ, nút hành động phải nổi bật hơn so với thiết kế tổng thể của trang web. Càng nổi bật, nút sẽ thu hút được nhiều hơn các lượt click.

#6 Mobile-friendly luôn bị bỏ quên khi thiết kế website

SEO Google và Mobile-friendly luôn bị bỏ quên khi thiết kế website

Năm 2018, Google đã bắt đầu tiến hành lập chỉ mục cho phiên bản website trên di động hay mobile first indexing. Điều đó có nghĩa bên cạnh phiên bản dành cho PC, Google sẽ xem xét cả phiên bản thiết kế web trên di động để quyết định thứ hạng website của bạn. Vì vậy, đừng quá tô vẽ cho phiên bản PC, mà quên rằng kỷ nguyên công nghệ đang dần tập trung vào các thiết bị di động thông minh. Cụ thể là khi truy cập website bằng điện thoại, người dùng phải tốn khá nhiều thời gian để tải trang, mà sau khi tải, việc load trang không mượt mà khiến họ khó chịu, và tồi tệ hơn, họ phải phóng to màn hình mới có thể đọc được nội dung, thì đó chứng tỏ website chưa thân thiện với thiết bị di động, bạn cần phải cải thiện điều này!

Có hai cách chính xác để kiểm tra website của bạn đã thân thiện với thiết bị di động hay chưa, cách 1: bạn có thể kiểm tra bằng công cụ test của Google Cách 2: bạn truy cập trực tiếp vào website trên chính thiết bị di động của bạn, hãy nhấp vào các nút, các link liên kết, hình ảnh,... để xem chúng hoạt động như thế nào. Bạn có thể đặt hàng, hoặc mua hàng trên website của mình thành công? Các thành phần trong trang được hiển thị chính xác? Nếu như không, thì việc của bạn là hãy chỉnh sửa chúng, để có một phiên bản thiết kế web trên di động hoàn hảo, góp phần cải thiện SEO Google.

Như vậy, Markdao vừa trình bày toàn bộ 6 lỗi hay mắc phải khi tối ưu SEO Google, hãy kiểm tra lại những điểm này và quan trọng hơn hết là hãy: tăng tốc độ load trang, viết nội dung chất lượng và lựa chọn từ khoá thích hợp. Ngoài ra, nếu bạn chắc rằng ngày càng có nhiều người vào website của bạn, thì đừng quên tạo ra những nút hành động và không ngừng cập nhật phiên bản thiết kế web cho thiết bị di động. Những điều này hoàn toàn sẽ giúp SEO Google của bạn được tối ưu theo cách mà Google mong muốn nhất.