Thẻ tiêu đề (Title Tags) là gì? Viết Title Tags chuẩn SEO 2024

SEO

Cập nhật:

17.4.2024 12:58 PM

by

Quynh Do

Thẻ tiêu đề (Title Tags) là gì? Viết Title Tags chuẩn SEO 2024
scroll down.svgscroll down.svg

SEO Onpage là tên gọi chung cho các hạng mục công việc tối ưu nội dung trên trang để phục vụ cho người đọc đạt được mục đích của họ. Tối ưu nội dung cho thẻ tiêu đề là một hạng mục quan trọng giúp người dùng xác định nội dung bài viết có phù hợp với nhu cầu của mình hay không ngay từ ở trang kết quả tìm kiếm của Google.

Ở bài viết này, hãy cùng Markdao tìm hiểu về Thanh tiêu đề xuất hiện ở đâu, Title SEO là gì và những cách tối ưu chúng nhé!

Thẻ tiêu đề là gì ?

Title Tag (hay còn gọi là thẻ tiêu đề) là một đoạn mã HTML nằm ở phần <Head> ngắn gọn mô tả nội dung chính của một trang web. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người dùng nhấp chuột vào bài viết của bạn. Mỗi trang chỉ có duy nhất một title tag, và chúng thường xuất hiện dưới dạng code:

<head>

<title> Cách viết "Tiêu đề chuẩn SEO" cập nhật 2024 </title>

<meta name="description" content="Title Tag (tiếng Việt: Thẻ tiêu đề) là một thẻ HTML được sử dụng để mô tả chính xác và ngắn gọn về nội dung của một trang." />

</head>

Cập nhật tháng 3/2024: Nhờ vào khả năng phát triển của AI mà Google đã tung ra những cập nhật mới. Hiện nay Title xuất hiện trên kết quả tìm kiếm sẽ được Google quyết định, không còn đi theo khai báo trong HTML <title> nữa. Hành động này giúp hạn chế các website thao túng thứ hạng của từ khoá. Nội dung của Title sẽ được lấy từ nội dung của bạn, có thể là Heading hoặc có thể Google sẽ tự lựa chọn một câu trong bài viết.

Vì vậy hãy tránh viết tiêu đề bài viết (đặc biệt là Heading 1) quá 60 ký tự, nó sẽ làm mất đi nội dung bạn muốn thu hút người dùng click vào trang của bạn. Ngoài ra nội dung của bạn phải đảm bảo trùng với các tiêu đề và Title Tag, nếu không Google sẽ quy bạn vào diện trang spam nội dung, thao túng thứ hạng từ khoá.

Thẻ tiêu đề (SEO Title) sẽ xuất hiện ở đâu ?

Thẻ tiêu đề sẽ xuất hiện đúng với nội dung được khai báo ở trên trình duyệt và mạng xã hội. Đối với kết quả tìm kiếm Title có thể không đúng với những gì mà chúng ta lập trình trong HTML Code. Thông thường, Thẻ tiêu đề sẽ xuất hiện ở 4 vị trí:

Tên tab trên trình duyệt web

Thẻ tiêu đề có thể được nhìn thấy trên trình duyệt web khi bạn truy cập vào trang bằng tab mới. Tối ưu hóa SEO Title Tags đặc biệt có ích khi người dùng mở cùng lúc nhiều tab và muốn quay lại một trang nhất định. Chính vì lý do này, thẻ tiêu đề chuẩn cho SEO onpage cần phải độc đáo và dễ để nhận ra, khác biệt hoàn toàn với những trang khác.

seo onpage title tag

Dấu trang (bookmarks) trên trình duyệt web

Dấu trang trên trình duyệt Chrome sẽ được mặc định hiển thị dưới tên tiêu đề của trang, trừ khi người dùng cố tình đổi chúng. Chính vì bị giới hạn diện tích, tiêu đề sẽ không hiển thị hoàn toàn khi xuất hiện ở thanh dấu trang, đây cũng là lý do vì sao bạn nên đặt thẻ tiêu đề ngắn gọn, chứ từ khoá chính và nội dung thu hút người đọc.

seo onpage title tag bookmarks

Tiêu đề xuất hiện qua các chia sẻ trên mạng xã hội

Bạn biết những dòng miêu tả nho nhỏ hiển thị trong bài post trên Facebook và Twitter khi ai đó chia sẻ một đường link chứ? Thẻ tiêu đề của bạn cũng sẽ hiển thị ở những vị trí này, từ đó người dùng sẽ biết trang của bạn nói về những vấn đề gì và họ sẽ có thể mong đợi tìm thấy những dạng nội dung nào khi click vào đường link dẫn đến trang của bạn.

Một số nền tảng xây dựng website sẽ cho phép bạn tùy chỉnh thẻ tiêu đề dành riêng cho việc xuất hiện trong trang đó. Nếu bạn xây dựng website trên nền tảng WordPress, bạn có thể tùy chỉnh Thẻ tiêu đề bằng các plugin seo wordpress có sẵn như Yoast hay All-in-One SEO pack.

seo onpage title tag mxh

Tiêu đề kết quả xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm SERPs

Trang kết quả SERPs (Search Engine Result Page) trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Safari, Yahoo, vv. là vị trí hiển thị quan trọng nhất đối với bất kỳ người làm SEO onpage nào. Thẻ tiêu đề lúc này hiển thị dưới dạng những dòng chữ to màu xanh có đính kèm link dẫn về trang đích, chúng xuất hiện phía trên những dòng meta description hoặc tóm tắt.

title trên serps

Khi ai đó tìm thấy trang web của bạn bằng cách đặt truy vấn tìm kiếm với những từ khóa SEO có liên quan đến bạn, Thẻ tiêu đề là yếu tố đầu tiên gây ấn tượng với người dùng và nếu bạn làm đúng, bạn hoàn toàn có thể thuyết phục họ click vào website của mình chỉ với việc tối ưu SEO onpage Thẻ tiêu đề.

Vì sao thẻ tiêu đề (Title Tag) lại quan trọng trong SEO?

Mặc dù như đã trình bày ở phần cập nhật của Tháng 3/2024 trước đó, Title Tag sẽ được Google lựa chọn và đối chiếu với tổng thể nội dung của bài viết nhưng Thẻ tiêu đề vẫn là nhân vật chính cho trình duyệt thể hiên tên trang đang ở giúp người dùng định hình thương hiệu và đan ở trang nào.

Cách tốt nhất Thẻ tiêu đề nên trùng với Heading 1 và chứa từ khoá. Đây sẽ là giải pháp hoàn thiện nhất tính tới thời điểm hiện tại để Google đánh giá website của bạn đồng nhất về mặt nội dung. Nhưng đừng vì vậy mà đánh đổi Heading 1 không thân thiện với người đọc và phải dấu nó đi, khi đó bạn sẽ vi phạm quy định spam của Google.

Thẻ tiêu đề (Title Tag) giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung và xếp hạng phù hợp

Viết Title Tag là để phục vụ cho người dùng cuối, dù biết chuyện đó nhưng không thể quên rằng nếu trang không lên được Top 10 kết quả tìm kiếm thì dù có vì người dùng đến mấy, website của bạn cũng không thể tiếp cận đến bất kỳ ai. SEO Title vẫn là phương án đầu tiên để Google Bot xác định nội dung chính của website của bạn trước khi Bot đọc hết toàn bộ website của bạn.

Vì vậy khi viết SEO Title, những người làm nội dung vẫn phải lưu ý các yếu tố sử dụng từ khóa một cách tự nhiên nhất, tiêu đề hấp dẫn nhất.

Thu hút người dùng nhấp chuột vào thẻ tiêu đề của bạn (Tỷ lệ CTR)

Người dùng không nhấp vào các kết quả của bạn dù bạn đang trong TOP 10 cũng là một trong những lý do từ việc Thẻ tiêu đề của bạn thiếu hấp dẫn. Tỷ lệ CTR là từ viết tắt của Click Through Rate, chỉ tỷ lệ người dùng click vào tiêu đề của bạn thay vì các tiêu đề khác.

Để làm được việc đó, bạn cần đảm bảo nội dung của bạn ngắn gọn, đánh đúng vào những gì họ cần, có thể sử dụng Emoji để tạo sự khác biệt. Quan trọng nhất là tránh tiêu đề quá dài để người đọc không thấy được đầy đủ nội dung. ‍

Hướng dẫn đặt thẻ tiêu đề (Title Tag) chuẩn SEO Google 2024

  1. Nội dung đặt trong thẻ tiêu đề phải có chứa từ khóa chính mà người làm nội dung muốn hướng đến.
  2. Tránh việc nhồi nhét quá nhiều từ khoá làm cho Google không xác định được đâu là từ khoá chính để có thể ưu tiên bài viết của bạn. Từ khoá chính nên đặt ở đầu, Title Tag nên có tên thương hiệu.
  3. Nội dung phải ngắn gọn, có độ dài dưới 60 ký tự để đảm bảo hiển thị đầy đủ trong kết quả tìm kiếm. Sử dụng ngữ pháp và câu từ súc tích để truyền tải thông điệp chính của website.
  4. Sử dụng Emoji để thu hút người dùng click vào Title Tag của bạn. Tỷ lệ CTR càng cao, số phiên tương tác trên trang đích càng nhiều sẽ là các yếu tố thúc đẩy website của bạn thăng hạng.
  5. Sử dụng câu hỏi để Google xác định được nội dung dễ hơn.
  6. Sử dụng năm để Google xác định bài viết được cập nhật đến khi nào.
  7. Liên tục cập nhật Title và nội dung bài viết mới.
  8. Đảm bảo tính duy nhất của Title Tag, càng khác lạ các đối thủ khác và đúng nhu cầu của người dùng sẽ được ưu tiên hơn.
  9. Sử dụng các từ ngữ kêu gọi hành động như: So sánh, tốt nhất, danh sách được lựa chọn, rất nhiều.
  10. Tìm kiếm thông tin từ khoá và đối thủ trước khi đặt Title Tag là điều giúp bạn có thể làm được các việc trên nhanh chóng và chính xác.

SEO onpage đúng là tạo Thẻ tiêu đề cho người dùng, không phải cho Google

Một trong những sai lầm dễ mắc phải nhất khi làm nội dung cho thẻ tiêu đề là quá tập trung vào các công cụ tìm kiếm, trong khi người dùng mới thật sự là đối tượng sử dụng chính của các trang web. Vậy nên cân nhắc về việc Thẻ tiêu đề của bạn sẽ thuyết phục người dùng như thế nào.

Thẻ tiêu đề là cầu nối tạo ra tương tác đầu tiên giữa khách truy cập trang web và thương hiệu của bạn, vì thế chúng nên truyền tải một cách chính xác nội dung của trang web bạn. Hãy liên tục cập nhật các cập nhật mới của đối thủ, nhu cầu người dùng khi tìm kiếm từ khoá để cập nhật Title.